Lý do Sao Diêm Vương không còn là hành tinh

Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã giáng cấp Sao Diêm Vương xuống hành tinh lùn vào năm 2006, khiến nhiều năm qua nhà khoa học vẫn tìm cách lý giải.

Việc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) giáng cấp Sao Diêm Vương từ một hành tinh xuống hành tinh lùn vào năm 2006 khiến nhiều năm sau đó, một vài nhà thiên văn học vẫn muốn xem xét lại để làm rõ sự việc. Một trong số đó là làm rõ các thông số phân biệt hành tinh với các thiên thể khác.

Vậy tại sao Sao Diêm Vương không còn được coi là một hành tinh nữa? Vấn đề bắt đầu từ định nghĩa của một hành tinh – hoặc sự thiếu hụt định nghĩa này. Trước năm 2006, không có tiêu chí nghiêm ngặt nào cho một hành tinh. Thay vào đó, các hành tinh được xem một cách lỏng lẻo là những vật thể lớn hơn các tiểu hành tinh quay quanh Mặt Trời. Ví dụ, vào giữa những năm 1800, hơn chục vật thể từng được coi là hành tinh, nay lại xem là tiểu hành tinh.





Hình ảnh sao Diêm Vương được tàu vũ trụ New Horizon của NASA chụp vào năm 2015.Ảnh: NASA/Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins/Viện Nghiên cứu Tây Nam

Hình ảnh sao Diêm Vương được tàu vũ trụ New Horizon của NASA chụp vào năm 2015.Ảnh: NASA/Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins/Viện Nghiên cứu Tây Nam

Sao Diêm Vương trở thành hành tinh khi nào?

Khi Clyde Tombaugh phát hiện ra Sao Diêm Vương vào năm 1930, các nhà khoa học đang tìm kiếm khắp nơi một thiên thể chưa được biết đến để giải thích một số bất thường trong quỹ đạo của nó. Tombaugh, một nhà thiên văn học mới vào nghề tại Đài quan sát Lowell ở Arizona, được giao nhiệm vụ xác định nguyên nhân. Sau vài tháng, ông đã định vị thành công một vật thể tròn, nhiều đá nằm ngoài Sao Thiên Vương mà ông tin rằng có thể góp phần gây ra sự dao động quỹ đạo của nó. Thiên thể này cuối cùng được đặt tên là Pluto (Sao Diêm Vương), theo tên vị thần La Mã của thế giới ngầm. Mặc dù nhỏ hơn một số mặt trăng đã biết, nó vẫn được coi là đủ lớn để được coi là một hành tinh.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, người ta nhận thấy Pluto không đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn cần thiết để ảnh hưởng đến quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Hơn nữa, vào những năm 1990, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng Pluto được bao quanh bởi một số vật thể có kích thước tương tự; nó thuộc về một khu vực của hệ Mặt Trời sau này được đặt tên là Vành đai Kuiper.

Điều này đã gây ra cuộc tranh luận về vị trí của Pluto trong hệ hành tinh, và lên đến đỉnh điểm tại một cuộc họp năm 2006 ở Prague.

Năm đó, IAU đã giao nhiệm vụ cho một tiểu ban nhỏ xây dựng định nghĩa về “hành tinh”. Họ đã đưa ra ba tiêu chí:

+ Nó phải quay quanh Mặt Trời.

+ Nó phải có đủ khối lượng để tự kéo mình thành hình tròn.

+ Nó phải dọn sạch tất cả các thiên thể khác, ngoại trừ các mặt trăng của chính nó, khỏi quỹ đạo của mình.

Dựa trên yêu cầu thứ ba, ủy ban tuyên bố rằng Pluto không còn đủ điều kiện là một hành tinh vì vị trí của nó trong Vành đai Kuiper đầy các vật thể, nơi hàng nghìn vật thể nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương. Do đó, Pluto không phải là vật thể có lực hấp dẫn chi phối trong khu vực lân cận của nó – và do đó, không phải là một hành tinh, theo định nghĩa mới.

Bảo Anh (Theo Live Science)


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *